Hồ sơ Lục Châu Học

Như tác giả Nguyễn Văn Trung cho biết trongLời nói đầu (ghi tháng 10.1990), bản thảo sách nàyđã được soạn xong từ năm 1986 nhưngvì quá dài nên chưa có điều kiện phổ biến.Ngoài ra, giới quan tâm theo dõi học thuật cònđược biết trong những năm gần đây,toàn bộ nội dung sách đã được tải lênmạng Internet, nhưng nhu cầu muốn cóđược cuốn sách in trong tay để cầmđọc cho thoải mái thì chỉ mới đây, giữatháng 1.2015, tức gần 30 năm sau kể từ khi tácgiả hoàn tất bản thảo, nhà xuất bảnTrẻ mới vừa đáp ứng được,bằng một ấn bản đẹp trang trọng dày644 trang khổ giấy 15,5 x 23,5 cm, với tên gọiđầy đủ:  Hồsơ về Lục châu học Tìm hiểu con người ở vùng đấtmới dựa vào tài liệu văn, sử bằng Quốcngữ ở miền Nam từ 1865-1930

Cụm từ “Lục châu học” có phươngthức cấu tạo tương tự như nói “NamBộ học”..., nhưng riêng hai chữ “Lục châu” mà cácnhà văn nhà báo miền Nam quen dùng một thờiđể chỉ Lục tỉnh Nam Kỳ thì thếhệ trẻ bây giờ hầu như chẳng ai cònbiết được trừ một số rất ít chịukhó lục tìm trong đống sách báo cũ của thờiđó.    

Theo tác giả Nguyễn Văn Trung, “Mục đích công trình biên soạn này là từviệc trình bày một số tác phẩm văn hóa củamột thời kỳ, tìm hiểu nếp sống củacon người ở vùng đất mới. Chúng tôi đánhmốc thời kỳ này bằng hai biến cố chínhtrị tiêu biểu không có ý nghĩa rõ rệt về vănhóa: 1865, lúc Pháp mới chiếm Nam Kỳ, cho xuấtbản "Gia định báo" và 1930, năm thành lậpĐảng Cộng sản” (trích “Lời nói đầu”,tr. 7).

Ngoài ra, tác giả còn muốn “Góp phần phục hồi một mảng vănhọc bị bỏ quên, bỏ qua”. Bị bỏ quênvì không biết có nó, còn bị bỏ qua vì tuy có biếtnhưng do một cách đánh giá định kiến nàođó nên không xét đến, hoặc chỉ đượcnhắc tới qua loa với một vài tác giả miềnNam nổi cộm như Trương Vĩnh Ký, HồBiểu Chánh, Đông Hồ..., trên những bài khảoluận văn học hoặc sách văn học sửchủ yếu được biên soạn do những tácgiả gốc Bắc, mà căn bản nhận thức củahọ chủ yếu xuất phát từ lý do địachính trị nhiều hơn chứ chẳng phải cósự chia rẽ hay phân biệt gì khác.

Có lẽ vì lý do tiện lợi là chính, cũng nhưđể giảm bớt khó khăn và thời gian khiphải xử lý một khối tài liệu sưu tầmđược quá lớn, đã in hoặc chưa in, chủyếu mượn từ các thư viện tư nhâncủa thân hữu, GS Nguyễn Văn Trung đã khéogiới hạn việc trình bày sinh hoạt, văn hóa NamBộ thời kỳ này vào những tác phẩm văn xuôibằng quốc ngữ thuộc văn chương, sửký, báo chí, và trong văn chương chỉ đềcập thể loại văn truyện, tiểu thuyếtlịch sử, tạm gác các thể văn khác nhưtuồng, thơ, văn học dân gian, đủ đểchứng minh cho những nhận xét hoặc luận điểmtác giả đưa ra.

Sách gồm tất cả 11 chương vớichương mở đầu “Một mảng vănhọc bị bỏ quên, bỏ qua” (tr. 18-62), và một bàikhông đánh số chương ở cuối, “Tiểusử tác giả và đời sống viết văn,viết báo, tình hình ấn loát-phát hành” (tr. 559-628) cung cấpđược khá nhiều thông tin thú vị.

Phương thức trình bày nói chung tươngđối đơn giản, bằng cách chia vấnđề ra thành từng đề mục/ chủ đề(theo mỗi chương) rồi trích dẫn trựctiếp nguyên văn các đoạn văn hoặc thậmchí cả bài văn dài trong sách báo cũ thời kỳ1865-1930, trước khi đưa ra những lời bìnhluận riêng, với một lượng thông tin ngồnngộn tư liệu mà thế hệ nghiên cứu trẻngày nay không dễ gì kiếm được. Chính việctrích dẫn này tự nó đã tạo nên sức hấpdẫn của công trình, vì qua đó người đọcngày nay có thể biết được những chuyệnhay lạ chưa từng được nghe nói hoặcchỉ mới nghe loáng thoáng, và tất cả nhữngchuyện đó lại được diễn đạtbằng lời lẽ, từ ngữ, giọng vănchất phác dễ thương của các nhà văn, nhà báo rặtròng miền Nam thời kỳ đầu phát triểnchữ viết và văn học quốc ngữ mang tính cáchđặc thù Nam Bộ. Ngoài phần các nội dung thông tinvà nhận xét đánh giá thông tin của một nhà biênkhảo có uy tín, công trình của GS Trung vì vậy có thểcòn là một nguồn tư liệu quý báu về ngôn ngữđể làm căn cứ biên soạn một bộđại từ điển tiếng Việt tốthơn trong tương lai.

Chương V “Cao Đài: Đạo của vùngđất mới” (tr. 298-377) có thể là mộtchương “có vấn đề” do nó đã công bốmột số tư liệu liên quan đến thờikỳ đầu thành lập tôn giáo này mà hiện nayvẫn còn nhiều người chưa biết đến.Có lẽ vì vậy, nhà xuất bản đã khéo ràotrước đón sau khi quyết định đểnguyên chương này mà không biên tập cắt bỏ: “Bằng những tài liệu nàytác giả đã phân tích dựa trên một tiềnđề căn bản là đạo Cao Đài là mộthiện tượng thuần túy Nam Kỳ. Việc nêu ranhững tài liệu tranh cãi về buổi đầu hìnhthành đạo Cao Đài như là một phân tích có tínhlịch sử về một tôn giáo mới có đặc thùViệt Nam. Nó không nhằm chỉ trích hay phê phán mà làmột hiện thực khách quan để nghiên cứu vàtìm hiểu...” (trích “Lời nhà xuất bản”).

Chắc chắn mọi người sẽ rất hoannghênh sự đóng góp đầy ý nghĩa của Nhàxuất bản Trẻ trong việc công bố cuốn sáchgiá trị này của GS Nguyễn Văn Trung, ngườinăm nay đã bước vào tuổi 85, định cưở Canada từ 1994, và đã mất đến 29 nămchờ đợi cho công trình được công bốchính thức ngay tại quê hương xứ sở.Việc làm này có lẽ sẽ còn được tándương hơn nữa nếu bản in rất công phuđẹp đẽ và đầy tâm huyết này đãkhông để lại khá nhiều hạt sạn do côngviệc biên tập có phần thiếu chu đáo gây ra:một số lỗi morasse (tuy nhiên không nhiều lắm);một số chỗ khác do không hiểu mà làm sai, như “viễntượng” (từ thường dùng của GS NguyễnVăn Trung) bị đổi thành “viễn tưởng”, têntác giả Bùi Xuân Bào bị viết thành Bùi Xuân Bảo (tr.631), nhân vật Nguyễn Văn Trước tự TưMát trong chương viết về đạo Cao Đài (mà chínhtác giả Nguyễn Văn Trung cũng không rõ là Tư Mat hayTư Mật... do đọc từ một bản tàiliệu đánh máy) thật ra phải là Tư Mắtmới đúng...