Lịch sử thiết kế đàn tranh Việt Nam từ năm 1930 đến 2020 (eBook)

Lê Tuấn Hùng

NKLT: Khoảng từ năm 2000 đến nay, báo chí và mạng truyền thông thường đề cập tới nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo là người đã cải tiến cây đờn tranh 16 dây thành 17, 19 và 21 dây và chính nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo sau này cũng đã từng xác nhận nhiều lần như vậy. Tuy nhiên, những người quen thuộc với các nhà sản xuất đờn, các nghệ nhân đóng đờn và giới tài tử ở miền Nam từ giữa thế kỷ 20 lại không đồng ý với thông tin này. Các nhà nghiên cứu âm nhạc thì lại càng hoài nghi hơn vì những gì báo chí hoặc sách vở ghi lại đều chỉ là do nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo thuật cho họ ghi chép chớ không có tài liệu lịch sử hay hình ảnh nào chứng thực cho những điều nhạc sư nói.

Gần đây, chúng tôi được đọc tập tiểu luận “Lịch Sử Thiết Kế đờn Tranh Việt Nam từ năm 1930 đến 2020” của TS Lê Tuấn Hùng xuất bản năm 2023. Nghiên cứu này trình bày nhiều thông tin và tư liệu lịch sử giá trị về sự xuất hiện của cây đờn tranh 17 dây cũng như các cây đờn tranh nhiều dây khác. Mong rằng tài liệu này sẽ giúp bạn đọc biết rõ hơn về lịch sử của cây đờn tranh 17 dây.

Tiến sĩ Lê Tuấn Hùng là nhà soạn nhạc đương đại và cũng là tác giả của các nghiên cứu về nhạc Việt được xuất bản bằng tiếng Anh cũng như tiếng Việt. Các sáng tác của ông soạn cho nhiều nhạc khí Ðông Tây đã được công diễn tại các lễ hội âm nhạc quốc tế và được phát hành trong các CD của Move Records và New Music Australia. Tiến sĩ Lê Tuấn Hùng sử dụng được nhiều nhạc khí cổ điển Đông Tây và cũng là một tài tử đờn tranh trong truyền thống Huế và Tài Tử.

Xin mời xem tiểu luận đó dưới đây.

NKLT - 31-1-2024